Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Chiến Thuật Tấn Công Và Phòng Thủ Của Các Danh Kỳ Đương Đại《PDF 》




Hiện nay sách Cờ Tướng được xuất bản khá phong phú, đa dạng, đã đáp ứng phần nào nhu cầu thưởng thức, học tập của đông đảo người hâm mộ. Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về khai cuộc vẫn còn hạn chế, nhất là nghiên cứu về trận "trung pháo quá hà Xe đối Bình Phong Mã hiện đại" còn chưa cập nhật. Một số sách có nghiên cứu về thế trận này chỉ là những tổng kết các hệ thống và phương án của những danh thủ đã chơi từ thập niên 1980 trở về trước, trong khi hơn 20 năm qua có biết bao khám phá và sáng tạo mới của bên sử dụng pháp đầu lền bên Bình Phong Mã chưa kịp tổng kết, bổ sung. Chính vì lẽ đó, tác giả để tâm theo dõi những diễn biến mới từ nhiều năm nay, cũng như tham khảo một số tài liệu có giá trị của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như "Tượng Kỳ Công Phòng Chiến Thuật", "Tượng Kỳ Chiến Thuật Thâm Bí" của Ngôn Thục Giang, "Danh Thủ Đối Cuộc Tinh Tuyển" của Hoàng Thiếu Long.

Như đã nêu trên, tài liệu được trình bày có tính cách bổ sung những vấn đề trước kia còn chưa rõ hoặc chưa được đề cập đến. Đối tượng mà tác giả muốn trao đổi là những bạn chưa tiếp cận với những tài liệu Cờ Tướng hoặc ít có dịp được tham khảo, nghiên cứu một cách nghiêm túc về các tài liệu này. Trong tập sách này, tác giả trình bày khái quát các thế trận bằng những đối cuộc cụ thể, trong đó mỗi đối cuộc được phân tích khá kỹ phương án quan trọng mà nếu các bạn chịu khó đọc kỹ, chắc chắn sẽ sử dụng thành thạo kiểu chơi của cả bên Tiên lẫn bên Hậu với các "chiêu thức" tân kỳ, hiện đại.

Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển, chắc chắn các thế trận này sẽ kông dừng lại đây, nhất là các danh thủ hàng đầu hiện vẫn chưa thống nhất các nhận định, đánh giá. Vì vậy, trong thời gian sắp tới họ sẽ đua nhau sáng tạo những nước đi mới mẻ và độc đáo. Hơn thế nữa, bản thân sự tập hợp ở đây cũng chưa thật đầy đủ và chắc chắn, có một đôi chỗ chũng không hoàn toàn chính xác.

▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪


Tác giả: Hoàng Đình Hồng
Phát hàng: NXB Thể Dục Thể Thao
Năm xuất bản: 2007
Số trang:210
Định dạng: Pdf
Tải Về: https://drive.google.com/file/d/0BwFWTNtRbl01V1EtWW5vbHhYVmc/view?usp=drivesdk

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Trung Pháo Quá Hà Xa Đối Bình Phong Mã Cao Hữu Pháo《PDF》


Hiện nay sách cờ tướng được xuất bản khá phong phú, đa dạng, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thưởng thức, học tập của đông đảo người hâm mộ. Tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về khai cuộc vẫn còn hạn chế, nhất là nghiên cứu về trận “Trung pháo quá hà xa đối Bình phong mã hiện đại” còn chưa cập nhật.

Cuốn sách này trình bày khái quát những thế trận cụ thể mà trong đó mỗi bài được phân tích khá kĩ những phương án quan trọng mà nếu các bạn chịu khó đọc kĩ để ghi nhớ những điểm quan trọng, chắc chắn bạn sẽ sử dụng thành thạo kiểu chơi của cả bên Tiên lẫn bên Hậu với các chiêu thức tân kì, hiện đại.

Tên Ebook: Trung Pháo Quá Hà Xa Đối Bình Phong Mã Cao Hữu Pháo
Tác Giả: Mai Thanh Minh- Nguyễn Bá Hùng
Phát Hành: Nhà xuất bản thành phố Hồ chí Minh
Địng dạnh: pdf
Tải Về: https://drive.google.com/file/d/0BwFWTNtRbl01UFhsVXFYWUR1U2M/view?usp=drivesdk

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Cờ Tướng Việt Nam-Quá Trình Phát Triển, Danh Kỳ Và Các Nhà Vô Địch


Cờ Tướng Việt Nam-Quá Trình Phát Triển, Danh Kỳ Và Các Nhà Vô Địch


Tên ebook: Cờ Tướng Việt Nam - Quá trình phát triển, Danh kỳ và các nhà vô địch
Tác giả: Lưu Đức Hải
NXB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Số trang: 620
Định dạng: PDF
Tải về

---------------------------------

"Cờ Tướng Việt Nam - Quá trình phát triển, Danh kỳ và các nhà vô địch" là tác phẩm tổng hợp về lịch sử cờ tướng Việt Nam do của PGS. TS Lưu Đức Hải biên soạn. Quyển sách ra đời nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Cờ Tướng Việt Nam (1965-2015), nay là Liên đoàn Cờ Việt Nam.

Sách "Cờ Tướng Việt Nam - Quá trình phát triển, Danh kỳ và các nhà vô địch" là một bộ sưu tập quý về các sự kiện, nhân vật, các hình ảnh của quá trình phát triển bộ môn cờ Tướng tại Việt Nam.

Quyển sách đầy ắp những sự kiện về cờ Tướng, diễn ra ở mọi miền của đất nước, từ các truyền thuyết dân gian về các bàn cờ Tiên trên các đỉnh núi đến các lễ hội truyền thống có tổ chức thi đấu cờ Tướng; Từ các giải cờ Tướng ở các trung tâm cờ Tướng thuộc vùng đồng bằng đến các trung tâm cờ Tướng ở vùng trung du và miền núi; Từ các sự kiện về cờ Tướng các vùng miền (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ), cố đô Thăng Long, cố đô Huế đến các tỉnh, thành phố có phong trào cờ Tướng phát triển; Từ các đấu thủ địa phương đến các danh kỳ quốc gia, quốc tế...

Các tư liệu trong sách chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện bộ sách Lịch sử Thể dục Thể thao Việt Nam mà ngành Thể dục Thể thao đang triển khai thực hiện.

Sách "Cờ Tướng Việt Nam - Quá trình phát triển, Danh kỳ và các nhà vô địch" dày 620 trang, có giá bìa 180.000 đồng.

Mua sách giấy ủng hộ Tác Giả và Nhà Xuất Bản. Có thể liên hệ mua sách tại:

Văn phòng Liên đoàn Cờ Việt Nam, 36 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội, ĐT +84-4-38232471, Email: office@vietnamchess.vn, hoặc liên lạc: Nguyễn Nhị Lương, Chánh Văn phòng Liên đoàn, 0904311655.Giá sách theo giá bìa và phí gửi bưu điện (nếu có)

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Kỳ Đạo Đệ Tử Qui (Qui Tắc Của Môn Sinh Học Cờ)



QUI TẮC CỦA MÔN SINH HỌC CỜ

Tổng quát
Đạo đánh cờ, trọng phẩm cách,
đổi thái độ, sửa tính cách,
làm sáng trí, hiểu rõ ràng.
Với năm điều, sẽ tới đạo.

Phẩm chất cờ
1. Tập an tĩnh
trước ván cờ, ngồi vững chắc,
quân đi nhẹ, chớ thành tiếng

2. Tập lễ phép
trong ván cờ, cần lễ độ,
đánh cờ xong, cất như cũ

3. Giữ quy tắc
quân đen trước, quân trắng sau,
lần lượt đi, không thay đổi

4. Tập ung dung
chưa tới lượt, vẫn ngồi vững,
đến lượt mình, ung dung bước.

5. Tập công bằng
người xem cờ, không can dự,
người đánh cờ, tự mình chơi.

6. Tập không hoãn
nghĩ kĩ càng, mau quyết đoán,
nếu ân hận, khó chơi cờ

7. Trọng dụng cụ
người yêu cờ, tất kính cờ,
đồ chơi cờ, nên quý báu.

8. Tâm bình tĩnh
thắng không kiêu, bại không nản,
mạnh không sợ, yếu không khinh.


Cải thiện thái độ
1. Tự tin
có lòng tin, sẽ ung dung,
không nhầm lẫn, dễ thành công.

2. Lạc quan
thắng với bại, nên vui vẻ,
có tiến bộ, nói lời hay.

3. Tập trung
khi học hỏi, tâm nhãn đến,
lúc đánh cờ, ngồi ngay ngắn.

4. Kiềm chế
khi đắc ý, hình chẳng quên,
khi nguy hiểm, tâm chẳng loạn.

5. Nỗ lực
gặp cao thủ, chiến dũng cảm,
có ý chí, không khó khăn.

6. Cầu tiến
xưa ta yếu, nay đã mạnh,
càng nỗ lực, mạnh thêm sáng.


7. Biết ơn
ơn cha mẹ, ơn thầy bạn,
ta tiến bộ, công mọi người.

8. Vui khoái
ba người đi, tất có thầy,
người có tốt, mới được vui.

9. Hợp tác
bàn cờ nhỏ, đất trời to,
nhìn đại cục, hiểu tổng quát.

10. Nhã nhặn
ngồi thẳng thắn, tay đi nhẹ,
có phong độ, người người khen.

Sửa tính cách
1. Ngay thẳng
nên kính cờ, giữ công bằng,
học đạo cờ, được nhân phẩm.

2. Tự lập
đã chơi cờ, nên tự lập,
chẳng nhờ người, được tính quý.

3. Rõ ràng
muốn thắng cờ, phải rõ ràng,
nếu tập trung, sẽ thấy hết.

4. Chăm chỉ
cờ muốn tiến, phải chăm chỉ,
luyện tập nhiều, được tiến bộ.



Sáng trí
1. Sức suy nghĩ
xem thời thế, luận thần cơ,
cách nghĩ cờ, thật có ích

2. Sức nhớ dai
tập theo mẫu, bày hình cờ,
cách nhớ cờ, dùng nhiều chỗ

3. Sức tưởng tượng
gió gặp mây, rồng vờn hổ,
hình của cờ, biến vô cùng

4. Biết Văn-Sử
xương Quan Công, nhà Tạ Công*,
sử với cờ, vẫn liên quan

Rõ nghĩa
1. Liên tưởng
đem cờ so, thông trăm nhà,
hiểu ngàn người, rõ cổ kim.

2. Ý nghĩa chung
đem cờ giảng, có biện chứng,
đạo rõ lẽ, lẽ rõ nghề

3. Cảnh giới
cảch giới cờ, tâm bình thường,
sẽ nhẹ nhàng, bỏ thắng thua

4. Mục đích
chơi cờ để, hiểu xã hội,
yêu nhân sinh, được tu dưỡng


-------------------------

đối chiếu nguyên văn

《棋道弟子规》
Kì đạo đệ tử qui (qui tắc của môn sinh đạo cờ)
总叙: 棋之道,先重品,次怡情,再冶性, 继 明智,终探义,唯此五,能近道。
Tổng tự : kì chi đạo , tiên trọng phẩm , thứ di tình , tái dã tính , kế minh trí , chung tham nghĩa , duy thử ngũ , năng cận đạo 。

一棋品: 
1、能安静: 下棋前,先静坐,轻落子,勿有声;
2、有礼貌: 对弈时,有礼数,对局毕,还原处;
3、守规则: 黑子先,白子后,轮流下,不遗漏;
4、能从容: 未轮我,能正坐,轮我时,从容落;
5、求公平: 观棋者,不帮忙,下棋者,自主张;
6、不悔棋: 细思量,勇决断,落子悔,下棋难;
7、尊重棋: 爱棋者,必敬棋,棋之具,要爱惜;
8、平常心: 胜不骄,败不馁,强不惧,弱不欺。
nhất kì phẩm : 
phẩm chất cờ
1、 năng an tĩnh : hạ kì tiền , tiên tĩnh tọa , khinh lạc tử , vật hữu thanh ; 
tập an tĩnh: trước ván cờ, ngồi vững chắc, quân đi nhẹ, chớ thành tiếng
2、 hữu lễ mạo : đối dịch thì , hữu lễ sổ , đối cục tất , hoàn nguyên xử ;
tập lễ phép: trong ván cờ, cần lễ độ, đánh cờ xong, cất như cũ
3、 thủ quy tắc : hắc tử tiên , bạch tử hậu , luân lưu hạ , bất di lậu ;
giữ quy tắc: quân đen trước, quân trắng sau, lần lượt đi, không thay đổi
4、 năng tòng dung : vị luân ngã , năng chánh tọa , luân ngã thì , tòng dung lạc ;
tập ung dung: chưa tới lượt, vẫn ngồi vững, đến lượt mình, ung dung bước.
5、 cầu công bình : quan kì giả , bất bang mang , hạ kì giả , tự chủ trương ; 
tập công bằng: người xem cờ, không can dự, người đánh cờ, tự mình chơi.
6、 bất hối kì : tế tư lượng , dũng quyết đoạn , lạc tử hối , hạ kì nan ; 
tập không hoãn: nghĩ kĩ càng, mau quyết đoán, nếu ân hận, khó chơi cờ
7、 tôn trọng kì : ái kì giả , tất kính kì , kì chi cụ , yếu ái tích ; 
trọng dụng cụ: người yêu cờ, tất kính cờ, đồ chơi cờ, nên quý báu.
8、 bình thường tâm : thắng bất kiêu , bại bất nỗi , cường bất cụ , nhược bất khi 。
tâm bình tĩnh: thắng không kiêu, bại không nản, mạnh không sợ, yếu không khinh.


二怡情:
1、自信: 有信心,能从容,无失误,易成功
2、乐观: 胜与败,能欣然,有进步,为美谈
3、专注: 学习时,心眼到,对弈中,身形好
4、自控: 正得意,形不忘,正危险,心不慌
5、自励: 遇强手,敢挑战,有斗志,无困难
6、上进: 昔我弱,今棋长,再努力,明更强
7、感恩: 谢父母,谢师友,我进步,功皆有
8、欣赏: 三人行,各有长,人有好,能欣赏
9、合作: 小棋盘,大天地,顾大局,识大体
10、优雅: 坐姿正,落子雅,有风度,人人夸
nhị di tình :
cải thiện tình cảm
1、 tự tín : hữu tín tâm , năng tòng dung , vô thất ngộ , dị thành công
Tự tin: Có lòng tin, sẽ ung dung, không nhầm lẫn, dễ thành công.
2、 Lạc quan : thắng dữ bại , năng hân nhiên , hữu tiến bộ , vi mĩ đàm
Lạc quan: Thắng với bại, nên vui vẻ, có tiến bộ, nói lời hay.
3、 chuyên chú : học tập thì , tâm nhãn đáo , đối dịch trung , thân hình hảo
Tập trung: Khi học hỏi, tâm nhãn đến, lúc đánh cờ, ngồi ngay ngắn.
4、 tự khống : chánh đắc ý , hình bất vong , chánh nguy hiểm , tâm bất hoảng
Kiềm chế: Khi đắc ý, hình chẳng quên, khi nguy hiểm, tâm chẳng loạn.
5、 tự lệ : ngộ cường thủ , cảm thiêu chiến , hữu đẩu chí , vô khốn nan
Nỗ lực: Gặp cao thủ, chiến dũng cảm, có ý chí, không khó khăn.
6、 thượng tiến : tích ngã nhược , kim kì trường , tái nỗ lực , minh canh cường
Cầu tiến: Xưa ta yếu, nay đã mạnh, càng nỗ lực, mạnh thêm sáng.
7、 cảm ân : tạ phụ mẫu , tạ sư hữu , ngã tiến bộ , công giai hữu
Biết ơn: Ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ta tiến bộ, công mọi người.
8、 hân thưởng : tam nhân hành , các hữu trường , nhân hữu hảo , năng hân thưởng
Vui khoái: Ba người đi, tất có thầy, người có tốt, mới được vui.
9、 hợp tác : tiểu kì bàn , đại thiên địa , cố đại cục , thức đại thể
hợp tác: bàn cờ nhỏ, đất trời to, nhìn đại cục, hiểu tổng quát.
10、 ưu nhã : tọa tư chánh , lạc tử nhã , hữu phong độ , nhân nhân khoa
nhã nhặn: ngồi thẳng thắn, tay đi nhẹ, có phong độ, người người khen.

三冶性:
1、正直: 棋能敬,唯公平,学棋品,得人品,
2、独立: 棋能弈,须自立,不求人,得真谛,
3、认真: 棋能胜,贵认真,人专注,得明白.
4、勤奋: 棋能长,必勤奋,多练习,得进步.
tam dã tính :
sửa tính cách
1、 chánh trực : kì năng kính , duy công bình , học kì phẩm , đắc nhân phẩm ,
Ngay thẳng: nên kính cờ, giữ công bằng, học đạo cờ, được nhân phẩm.
2、 độc lập : kì năng dịch , tu tự lập , bất cầu nhân , đắc chân đế ,
tự lập: đã chơi cờ, nên tự lập, chẳng nhờ người, được tính quý.
3、 nhận chân : kì năng thắng , quý nhận chân , nhân chuyên chú , đắc minh bạch .
rõ ràng: muốn thắng cờ, phải rõ ràng, nếu tập trung, sẽ thấy hết.
4、 cần phấn : kì năng trường , tất cần phấn , đa luyện tập , đắc tiến bộ .
chăm chỉ: cờ muốn tiến, phải chăm chỉ, luyện tập nhiều, được tiến bộ.

四明智:
1、思考力: 审时势,运神机,棋于思,诚有益。
2、记忆力: 习定式,复棋图,棋于记,多好处。
3、想象力: 风云会,龙虎动,棋于象,变无穷。
4、知文史: 关公骨,谢公墅,棋于史,常相附。
tứ minh trí :
Sáng trí
1、 tư khảo lực : thẩm thì thế , vận thần ky , kì vu tư , thành hữu ích 。
Sức suy nghĩ: xem thời thế, luận thần cơ, cách nghĩ cờ, thật có ích
2、 kí ức lực : tập định thức , phục kì đồ , kì vu kí , đa hảo xử 。
Sức nhớ dai: tập theo mẫu, bày hình cờ, cách nhớ cờ, dùng nhiều chỗ
3、 tưởng tượng lực : phong vân hội , long hổ động , kì vu tượng , biến vô cùng 。
sức tưởng tượng: Gió gặp mây, rồng vờn hổ, hình của cờ, biến vô cùng
4、 tri văn sử : quan công cốt , tạ công thự , kì vu sử , thường tương phụ 。
Biết Văn-Sử: xương Quan Công, nhà Tạ Công*, sử với cờ, vẫn liên quan

五探义:
1、比喻: 弈之喻,通百家,究天人,贯古今
2、总义: 弈之义,辩证法,道统理,理统艺
3、境界: 弈之境,平常心,能超脱,胜负轻
4、目的: 弈之旨,懂社会,爱人生,得修养.
ngũ tham nghĩa :
Rõ nghĩa
1、 bỉ dụ : dịch chi dụ , thông bách gia , cứu thiên nhân , quán cổ kim
Liên tưởng: Đem cờ so, thông trăm nhà, hiểu ngàn người, rõ cổ kim.
2、 tổng nghĩa : dịch chi nghĩa , biện chứng pháp , đạo thống lí , lí thống nghệ
ý nghĩa chung: đem cờ giảng, có biện chứng, đạo rõ lẽ, lẽ rõ nghề
3、 cảnh giới : dịch chi cảnh , bình thường tâm , năng siêu thoát , thắng phụ khinh
cảnh giới: cảch giới cờ, tâm bình thường, sẽ nhẹ nhàng, bỏ thắng thua
4、 mục đích : dịch chi chỉ , đổng xã hội , ái nhân sanh , đắc tu dưỡng .
mục đích: chơi cờ để, hiểu xã hội, yêu nhân sinh, được tu dưỡng

     Theo Go_player Vũ Thiện Bảo

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Bình phong mã hiện đại


Tên sách: Bình phong mã hiện đại
Tác giả:
Nhà xuất bản: Phụ bản tạp chí Người chơi cờ
Số trang:
File: Pdf

------------------------------------------

Bình Phong Mã là một thế trận khai cục nổi tiếng bậc nhất trong Cờ Tướng.
Trước tiên thế bình phong là loại hình tiêu biểu cho phòng thủ. Bình Phong Mã không những  đủ sức chống lại các trận Pháo đầu mà còn ứng phó hiệu quả vối bất cứ khai cục nào của bên đi tiên. Sách cung cấp cho bạn đọc những lý thuyết mới và căn bản của trận bình phong mã. Đọc và nắm vững những nguyên tắc của nó, chắc chắn trình độ của người chơi sẻ được nâng cao.

Download

Nguồn: thanglongkydao.com

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Cờ Tướng Thao Lược Trí Thắng



Tên sách: Cờ tướng thao lược trí thắng
Tác giả: Lưu điện Trung - Tề tân An
Dịch giả: Công Sĩ

Nhà xuất bản: NXB Phương Đông
Số trang: 267
File: PDF

-------------------------------------------------------------

Nếu muốn nâng cao khả năng chơi cờ, thao lược cờ tướng là một trong những khóa để kỳ thủ cần phải học. Đi sâu học tập nghiên cứu thao lược cờ tướng, vận dụng thành thạo các loại thao lược, sẽ giúp kỳ thủ kịp thời xử lý tốt các loại cuộc thế xuất hiện trong thực chiến, xoay chuyển cuộc thế theo hướng có lợi cho mình, từ đó giành lấy quyền chủ động, thậm chí đưa cuộc chiến đến bến bờ thắng lợi.

Download

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Quy trình học cờ tướng


Quy trình học tập cờ tướng dành cho người mới bắt đầu (trích dịch từ sách "Người mới học - đường vào cờ tướng" tác giả Đặc cấp đại sư Lưu Điện Trung)
Quy Trình Học Cờ Tướng.PDF


Môn cờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa, muốn học cờ tướng tốt, tất nhiên cần có kinh nghiệm và thời gian, đối với bất kì vấn đề nào, đều phải trải qua quá trình tìm hiểu: từ lúc chưa hiểu mấy, đến lúc hiểu kha khá. Trong quá trình đó, tất nhiêu phải tiêu phí thời gian và sức khỏe, như người ta thường nói: phải trồng cây mới có thể hái quả. Nếu nôi dung học tập theo thứ tự hợp lí, lại có phương pháp thích hợp, thì hiệu quả thu đượclà trong tầm tay: tốc độ tiến bộ nhanh chóng, thậm chí học 1 mà biết 2, 3.
Người mới học thường có câu hỏi: Nên học cái gì trước, cái gì sau? Học cái gì thì có hiệu quả thực tế nhất? Những vấn đề này đúng là rất cần thiết giải đáp.
- Nếu bạn chưa từng học cờ, mong bạn theo thứ tự các giai đoạn học tập và nội dung học tập đã sắp xếp lần lượt dưới đây.
- Nếu bạn đã có thời gian nghiên cứu học tập nhất định, thì cũng có thể tự mình đối chiếu thứ tự này với năng lực và quá trình học tập của bản than, để học cao lên nữa.


A. Giai đoạn nhập môn:
1. Đầu tiên nên hiểu đại khái về lịch sử cờ tướng. Học tập và năm vững cách đi quân cờ, hiểu sơ lược về phán định kết quả: thắng (ăn tướng)-thua(bị ăn tướng)-hòa (không ai có khả năng ăn tướng của ai) Biết kí hiệu khi ghi chép ván cờ-để tự mình xem sách, hiểu các tri thức cơ bản, thông thường.
2. Học tập các cách chiếu hết cơ bản và các mẫu cờ tàn thực dụng cơ bản (đơn giản, rõ ràng nhất). Hiểu được lí do mỗi nước đi (khả năng phân tích đơn giản) trong các mẫu chiếu hết và các mẫu cờ tàn cơ bản.
3. Biết phân biệt các loại các cách bày trận, nắm phương pháp, lựa chọn các loại bố cục cơ bản thường gặp để học tập. Nắm được: phương pháp lí luận cơ bản của bố cục, các chiến thuật cơ bản cùng với các đòn chiếu hết cơ bản và thực dụng.
4. Từ các mẫu chiếu hết trong trung cục, học tập chiến lược và chiến thuật trung cục, tiến tới hiểu được nguyên tắc chiến thuật và lí luận cơ bản của trung cục.
5. Xem đấu cờ hoặc học tập ván cờ của danh thủ, thông qua phân tích, bình luận của cao thủ mà học các cách vận dụng kĩ chiến thuật của họ.
6. Tiến hành luyện tập thực chiến (với sự kết hợp những gì đã học: tàn cục, sát pháp, trung cục, bố cục) Hình thức luyện tập có thể là xa luân chiến (vòng tròn, đánh với nhiều người) hoặc một đối một, hoặc chơi với cao thủ (cao thủ đánh đồng loạt với nhiều người đang học cờ) v.v… Nắm được các hình thức và yêu cầu của các giải thi đấu. Nếu có điều kiện thì tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ chơi cờ, và thành thạo ghi chép biên bản. Từng bước tập luyên khả năng nhớ ván cờ và khả năng phân tích lại ván cờ. (để rút kinh nghiệm)


B. Giai đoạn củng cố và nâng cao:
1. Bắt đầu học tập các các chiếu hết (sát pháp) hơi phức tạp. Rồi độc lập giải các hình chiếu hết trong sách cổ. Từng bước rèn luyện khả năng tính nhẩm. Học tập và xem xét các mẫu chiếu hết trong thực chiến. Thành thục thứ tự và nắm vững điều kiện xảy ra sát cục-bồi dưỡng cảm giác sát cục.
2. Tiếp tục học sâu vào cờ tàn, với hình thức học theo từng chuyên đề nhỏ với các mẫu thắng-hòa thực dụng. Học tập cờ tàn của danh thủ, từng bước hệ thống hóa cờ tàn.
3. Căn cứ đặc điểm bản thân (điều kiện và xu hướng yêu thích) mà chọn lấy 3 hoặc 5 loại hình bố cục (đi trước và đi sau). Từ việc bắt chước sử dụgn các nước đi mẫu vào thực chiến để làm quen với bố cục, mà biết được bản thân thích hợp nhất với loại nào để chọn học sâu. Mỗi loại bố cục đều có chiến lược và chiến thuật tương ứng để vận dụng, tạm thời nên học theo loại bố cục phù hợp với cá tính của mình, như thế, thuận lợi hơn trong việc áp dụng kĩ, chiến thuật
4. Tiếp tục học các chiến thuật hơi phức tạp của trung cục, kết hợp với thực chiến để nắm bắt lí luận trung cục. Nghiên cứu đối sách và phương pháp tính toán. Lưu ý giải quyết các vấn đề quá độ khi chuyển giao các giai đoạn: từ bố cục sang trung cục, từ trung cục sang tàn cục (đặt mục đích phù hợp với điều kiện thực tế trên bàn cờ và cố gắng đạt mục đích). Từng bước bồi dưỡng năng lực kết hợp tư tưởng chiến lược với ý thức, cảm giác chiến thuật.
5. Quá trình học tập bố cục, nên kết hợp với bổ sung thực chiến, tốt nhất là thực chiến nghiêm cẩn theo yêu cầu giống như đấu giải cờ (giải cờ 2 người, hoặc nhiều người) Cũng có thể thử tập chơi cờ nhanh. Qua đó hiểu rõ hơn về luật cờ, cách thức đặc điểm của việc tham gia thi đấu. Đấu xong có thể cùng nhau xem lại ván cờ, từng bước tiến hành tự tổng kết và học tập (các vấn đề chiến lược chiến thuật, tâm lý và kĩ xảo)
6. Gắng học thêm một số ván cờ của danh thủ thực chiến. Để hiểu them về tâm lí thi đấu, cách nghĩ chiến lược và cách thực hành các đòn chiến thuật.

Trên đây là chúng tôi dựa vào kinh nghiệm dạy cờ nhiều năm mà sắp xếp 2 giai đoạn đầu của quy trình học cờ dành cho những người mới học cờ. Người mới học có thể tùy theo trình độ bản thân, mức độ hứng thú với việc rèn luyện cờ mà lựa chọn và sắp xếp cách học. Nhưng nhất định chú trọng thứ tự: từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, chú trọng cơ sở, nguyên tắc áp dụgn từng giai đoạn và nguyên tắc toàn cục. Dựa vào quy trình đã nói trên học lấy một ít kiến thức cơ sở, tự kiểm tra mình đã có đủ cơ sở kiến thức chưa, bởi vì việc phát triển đến trình độ cao thâm, rất phụ thuộc vào kiến thức cơ sở.



C. Đánh cờ thực chiến
Thực chiến là cách chính để nâng cao sức cờ, trong thực chiến có cả học tập và rèn luyện, chỉ có dựa vào thực chiến mới có thể đào sâu, lí giải, tiêu hóa và hấp thụ nội dung của sách vở. Cũng chỉ có qua nhiều lần thực chiến, mới có thể từng bước trực tiếp tích lũy kinh nghiệm và kiến thức hữu ích, mới có thể xóa bỏ bệnh lí thuyết suông. Trong khi thực chiến, người mới học nên chú ý mấy vấn đề sau:
- Số lượng ván cờ hợp lí, quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng tới việc nâng cao sức cờ. Đánh quá ít thì không thể kịp thời ấn chứng sở học (gồm tri thức và lí luận), lại còn làm giảm bớt hứng thú học cờ, quan trọng hơn cả là thiếu sót về rèn luyện, ảnh hưởng trực tiếp đến những tích lũy về kinh nghiệm. Đánh cờ quá nhiều, thường lại do quá hứng thú mà muốn đánh, khi đánh cờ sẽ chỉ muốn đánh nhiều ván và đánh nhanh mà không chịu suy nghĩ, như thế thì không chỉ vô ích trong việc nâng cao, mà còn nuôi dưỡng bệnh tùy tiện khi đánh cờ (và cả khi suy nghĩ-thế mới nguy hiểm), còn không bằng từ từ dần dần, đánh ván nào nghĩ kĩ ván đó.
Theo tình huống thông thường, thiếu nhi có thể đánh 150-180 ván mỗi năm cũng được, người lớn thì 120-150 ván mỗi năm là thích hợp.
- Phải chú ý chất lượng ván cờ, đầu tiên, tình độ đối thủ không nên khác biệt nhiều so với trình độ của mình, họ hơi giỏi hơn một chút là tốt nhất, trình độ gần nhau tiện cho giao lưu, có ích cho việc cùng nhau tiến bộ; để chất lượng đánh cờ đạt hiệu quả cao và giữ được hứng thú, phải tránh đối thủ trình độ cách quá xa. Tiếp theo, bất kể đối thủ cao hay thấp, tại mỗi nước cờ, mỗi ván cờ phải nhìn nhận trách nhiệm với kết quả thắng-bại, chỉ có như thế, thì khi lâm trận, đầu óc mới hoạt động hết công suất-có ích cho rèn luyện và nâng cao. Đánh cờ chất lượng, thì kiến thức và sở học mới được kiểm nghiệm chặt chẽ, mới đạt được mục đích thực sự của lí giải và hấp thukieesn thức.
- Đánh cờ xong phải kịp thời xem lại, tổng kết chính xác được mất; cho dù đối với kì thủ trình độ cao thì đây cũng vẫn là một kĩ thuật luyện tập rất là quan trong. Muốn xem lại thì tất nhiên cần ghi chép, ghi chép trong khi đánh cờ hoặc sau khi đánh cờ nhớ lại mà chép đều được, chỉ yêu cầu không được sai nhầm thứ tự nước đi. Ván cờ dù thắng hay thua, cũng đều cần phải xem lại. Nếu là ván thắng, thì không những tổng kết kinh nghiệm để lần sau phát huy, mà còn cố sức tìm kiếm nước cờ chưa mạnh tuyệt đối. Nếu là ván thua, đương nhiên xem lại tìm sai sót, mà cần ghi nhớ để khi tiến bộ sẽ đánh lại.Như thế, ấn tượng mới sâu sắc - dễ nhớ, dễ hiểu và hấp thu. Mới có thể qua mỗi ván cờ mà tiến mỗi bước..
- Khi xem lại, tự mình phải công bằng khách quan, nhìn nhận chính xác sự việc để phân tích biện chứng, trọgn điểm là từ phương pháp tư duy, lí luận, tính toán mà tìm được tính quy luật của vấn đề, không chỉ dựa vào mỗi nước cờ hay hoặc dở, chiến thuật thi hành được hay mất.Tốt nhất có điều kiện nên mời cao thủ giúp đỡ phân tích, chỉ cho chỗ xấu-tốt, được-mất, như vậy sẽ biết ta còn sai sót chỗ nào, tiện cho việc nâng cao. Kết hợp ván cờ của mình, với tham khảo đối chiếu các kì phổ liên quan của cao thủ, hoặc ít nhất cũng tìm được sách chuyên môn về bố cục hoặc tàn cục để thấy được những chỗ cần sửa chữa trong cách đi của mình, lại thấy được cách tư duy của bản thân với của cao thủ khác nhau thế nào, tiện cải thiện tư duy, mau chóng tiến bộ. (giờ có cả SW chính để dùng lúc này đây)
- Cần kịp thời bổ sung các chỉnh lí vào kì phổ (biên bản): 1 là các bình luận, chú thích đơn giản về được hay mất, 2 là thông tin thời gian để thuận tiện phân loại, lưu trữ và tra cứu, phân tích.- Cứ làm mãi như thế: thực chiến-tổng kết-học tập, rồi lại thực chiến-tổng kết-học tập, một quá trình tuần hoàn không ngừng nghỉ, mới có thể củng cố kiến thức đã học, mới phát hiện được vấn đề nảy sinh, rồi mới tìm phương hướng giải quyết vấn đề, cứ thế không ngừng, là con đường nâng cao trình độ thực chiến vậy!



D. Cơ sở nền móng
Phần trước có nói qua về vấn đề cơ sở rồi, ở đây nói thêm về mức độ quan trọng của kiến thức cơ sở: “Nhà cao vạn trượng cũng từ mặt đất dựng lên” – kiến thức cơ sở đổi với sự phát triển sau này cực kì quan trọng. Bởi vậy, người mới học cờ nếu mong học đến thấu đáo, nên kiên trì mà học rất kĩ những kiến thức ban đầu, lí luận cơ bản của cờ tướng (khai, trung, tàn cục mỗi giai đoạn đều có nguyên tắc cơ bản, hình mẫu cơ bản) cần học dần dần một cách chắc chắn, đừng mong rút ngắn thời gian mà bỏ sót kiến thức. Từng có nhiều ví dụ giống như chuyện này: người nọ chơi cờ mấy chục năm, đi thi đấu tại giải cờ, gặp đến cờ tàn tất thắng “mã vs. sĩ” mà không thắng nổi, sau đó hối hận cũng chả kịp gì…
-Công phu cơ bản không chắc chắn, chỉ tự hạn chế bản thân trong tiến bộ và phát triển.
(trong các giải quốc gia Việt Nam gần đây, có khá nhiều ví dụ về việc này, tạm kể:- giải A2-2010, ván cờ ở vòng 5, bàn 17: Bên đen còn 2 pháo tốt+sỹ tượng bền, bên đỏ còn pháo mã tốt+sỹ tượng bền-thế cân bằng, lẽ ra hòa, vậy mà bên đen lại thua...- giải đấu thủ mạnh 2009, một cao thủ trẻ tuổi 2 lần ở thế xe mã 2 tốt (qua sông, không bị câu thúc gì)+sỹ tượgn bền lại không chịu giành thắng trước đối phương chỉ có xe pháo + sỹ tượgn bền...- ....)


Đối với kiến thức hay nước cờ, ván cờ nào đó, người mới học cần tự mình suy nghĩ, đặt câu hỏi, lật ngược-xoay xuôi vấn đề để tìm ra nguyên tắc. Có thể đối với chỉ một hình cờ nào đó, cần suy nghĩ nhiều lần, từ nhiều hướng, thậm chí kết quả đã rõ ràng, cũng phải thay đổi cách suy nghĩ, kiểm tra rà soát tất cả mọi khả năng-đó là thói quen cần có. Ví dụ cờ tàn mã tốt phá khuyết một sỹ (2 tượng+1 sỹ)-tuy rằng ai cũng nói chắc chắn là thắng phải không? Thì vẫn cần phải so sánh các trường hợp khác nhau giữa tốt cao và tốt thấp (tốt thấp còn có hàng 2 hoặc hàng 3 cũng khác nhau) rồi thì lợi dụgn vị trí của tướng sỹ tượng bên địch như thế nào, sử dụgn mặt tướng của mình ra sao, tìm mọi kĩ xảo phối hợp các quân tấn công v.v… để đưa đến kết quả chắc chắn, gọn gàng nhất. Vì vậy, đối với mỗi loại hình cờ, chúng ta nên tìm tòi để hiểu sâu một chút (sâu hơn kết quả hiển nhiên), nắm bắt kiến thức cũng phải chắc chắc hơn một chút, tránh hời hợt lấy lệ. Như thế, khi vận dụng sẽ khéo léo, linh hoạt hơn. Ngoài ra, lại cần liên tục hệ thống hóa các kiến thức đã học được, kịp thời phát hiện nhược điểm nào cản trở tiến bộ của bản thân, rồi thông qua việc rèn luyện và học tập liên tục để bồi bổ, khắc phục nhược điểm. Có một anh nọ, ngày ngày học khai cuộc, đánh cờ vẫn chưa giỏi, lại vẫn đêm đêm luyện khai cuộc, ra quân thường được thông thoáng, nhưng kết quả thực chiến vẫn bi quan, đó là mất cân bằng trong rèn luyện và không thấy được điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục của bản thân.



E. Tuân theo quy tắc nâng cao hiệu suất
Theo quy luật khách quan thông thường, có thể hình dung quá trình học tập và nâng cao trình độ theo như thành ngữ miêu tả sau “ba lãng thức tiền tiến, loa toàn thức thượng thăng” (nghĩa là: tiến đều như đợt sóng, lên dần hình vỏ ốc). Vì vậy,, chúng ta muốn học nhiều thêm một chút, hay là học tập trung trọgn điểm vào vấn đề nào đó hơn 1 chút, cũng cần tuân thủ quy luật khách quan này, vào từng giai đoạn (của học tập) lại đề ra những yêu cầu mục đích riêng cho phù hợp. Ví dụ: + trong thời gian có được sự tiến bộ trông thấy, lại cần quay về phần huấn luyện bổ sung, củng cố công phu cơ bản, đồng thời lại tích cực khai thác nghiên cứu cả chiều sâu và chiều rộng của kiến thức thì mới hữu ích trong việc duy trì tốc độ tiến bộ; + khi tốc độ tiến bộ có vẻ chậm chạp, thì nhất quyết không nên nóng nảy vội vàng, mà lại cần chú ý điều tiết cảm giác và nhịp độ học tập, đặt mục tiêu tiến bộ chậm lại một chút, như thế, mới có thể đạt được sự hồi phục tiến bộ nhanh nhất.
Hiệu suất, nghĩa là so sánh khối lượng công việc và hiệu quả công việc làm được trong một khoảng thời gian nhất định. Khi chúng ta tuân theo quy luật học tập ở trên, đồng thời lại phải quan tâm đến hiệu suất học tập. Đối với cờ tướng, thì việc đầu tư học tập với việc tiến bộ về trình độ có mối liên quan trực tiếp, nhưng đối với những người học cờ khác nhau, lại có những nhân tố riêng: thời gian học tập trước và sau-sớm hay muộn, giới tính tuổi tác khác nhau, năng lực sáng tạo khác nhau, cùng với thái độ chăm chỉ khổ luyện hay là không khổ luyện, phương pháp học tập đã tốt chưa, điều kiện huấn luyện chênh lệch, điều kiện rèn luyện thực chiến chênh lệch… những nhân tố riêng nói trên sẽ ảnh hưởng mạnh tới tốc độ và thành quả cuối cùng. Người học cờ và thầy dạy cờ cần chú ý đến các nhân tố riêng này, để mà căn cứ vào tình huống cụ thể mà đặt ra đối sách: cách dạy, cách học, mục tiêu tốc độ tiến bộ trong khả năng để sử dụgn các phương pháp huấn luyện học tập sao cho khoa học.



F. Tăng cường tự tu dưỡng bản thân.
1. Đạo đức: Nếu muốn học cờ tiến bộ dần dần lên đến đỉnh cao, đầu tiên, lại phải học làm người đã, những điều này tưởng chừng không liên quan đến nhau, hóa ra lại cực kỳ quan trọng và tất yếu. Tiêu chuẩn đánh giá một kỳ thủ, từ cổ chí kim vẫn theo thứ tự: Kỳ đức (đạo đức), kỳ phẩm (phẩm chất, khả năng), kỳ nghệ (nghệ thuật-nghề ngỗng). Đạo đức được coi trọng, mà đặt lên hàng đầu, chủ yếu nhấn mạnh phải gồm đủ đức tài. Người chơi cờ, nhất là các em thiếu niên nhi đồng, nhất định phải lấy việc tu dưỡng bản thân là quan trọng nhất, từ nhỏ đã phải xây dựng mục đích và chí hướng, tự nghiêm khắc với bản thân: tuân theo đạo lí của xã hội; giữ đúng nội quy của vận động viên. Bồi dưỡng lòng yêu nước, chăm chỉ học tập, thành thực khiêm tốn, văn minh lễ phép, tuân thủ luật pháp, chịu khó rèn luyện, không kiêu-không nóng giữ được tác phong đạo đức lành mạnh.
2. Tâm lí: Cùng với sự tiến bộ của hoạt động cờ, kỳ thuật và lý luận của cờ đã đạt đến một tầm cao mới, từng bước chính quy. Các giải đấu cũng ngày càng kịch liệt căng thẳng, nhân tố tâm lí của các kỳ thủ ngày càng có ảnh hưởng và tác dụng quan trọng đối với thành tích. Nay đã có người suy nghĩ nghiên cứu sự liên quan-kết hợp giữa tâm lí học và kỳ nghệ, gọi là “tâm lí học trong môn cờ”. Học tập và nắm bắt “tâm lí học trong môn cờ”, cũng là một ưu thế cần sử dụng trong huấn luyện và thi đấu. Bỏi vì, đánh cờ là một hoạt động của con người, con người lại bị yếu tố tâm lí chi phối, vì thế, người mới học cũng cần có nhận thức về yếu tố tâm lí này.
3. Sức khỏe: trong quá trình rèn luyện và thi đấu cờ, não hoạt động rất mạnh, nếu sức khỏe không tốt sẽ khó bền bỉ. Vì thế, phải luôn luôn đẩy mạnh phát triển sức khỏe cơ thể và sức khỏe đầu óc. Mọi người cần tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, tăng cương thể chất.
Nhà thơ đời Tống tên là Lục Du (1125-1210) trong bài thơ “Nhìn con noi gương” có câu thơ rằng: “Con muốn theo cha học thơ, công phu lại ở ngoài thơ” (bởi trình độ người dịch nhiều hạn chế nên cả tên bài thơ lẫn câu thơ đều dịch vội-cốt hiểu nghĩa thì thôi) Nay mượn câu cuối vận dụng vào cờ: công phu ở ngoài cờ! trừ các phần tu dưỡng đã nhắc ở trên, lại còn nhiều môn tu dưỡng mà kì thủ cần trau dồi, ví dụ như: triết học và phương pháp luận biện chứng, mưu lược trong quân sự, toán học, văn học, lịch sử, âm nhạc, thư pháp, hội họa v.v… đều rất có ích cho tu dưỡng và nâng cao kỳ nghệ.
                                                                                                        ( Theo Go_Player Vũ Thiện Bảo )









Ngũ lục pháo đối bình phong mã



Tên sách:  Ngũ lục pháo đối bình phong mã ( Tập 1 & 2 )
Tác giả:
NXB: Phụ bản Tạp Chí Người Chơi Cờ
Số trang:
File: pdf

-----------------------------------------------------------

Ngũ lục pháo đối bình phong mã là kiểu khai cuộc nằm trong tổng thể kiểu chơi Pháo đầu đối bình phong mã mà ngày nay rất thịnh hành.
Tài liệu tách ra thành chuyên đề riêng để hệ thống các phương án, trình bày một cách bài bản, chặt chẽ và toàn diện.


Download:
Tập 1
Tập 2
Toàn tập

Nguồn: Nó và Tôi

Ngũ thất pháo đối bình phong mã

Tên sách:  Ngũ thất pháo đối bình phong mã ( Tập 1 &  2 )
Tác giả:
NXB: Phụ bản Tạp Chí Người Chơi Cờ
Số trang:
File: pdf



Khai cuộc Ngũ thất Pháo đối Bình phong Mã là một trong những khai cuộc được bạn chơi cờ yêu thích vì nó mang tính tấn công mạnh mẽ của bên đi tiên, đồng thời cũng cho thấy trình độ phòng thủ và phản công giỏi và đa dạng của bên đi hậu.
Tuy không phải tập sách đồ sộ, nhưng với tập nhỏ này sách sẽ cung cấp cho bạn chơi cờ những kiến thức cơ bản nhất và đầy đủ nhất về loại hình khai cục này, khai thác tất cả các dạng , các biến và các phương án để bạn đọc thoải mái nghiên cứu, học tập.


Download:
Tập 1
Tập 2
Toàn tập

Nguồn: Nó và Tôi

Ngũ bát pháo đối bình phong mã

Tên sách:  Ngũ bát pháo đối bình phong mã (tập 1 &  2)
Tác giả:
NXB: Phu bản Tạp Chí Người Chơi Cờ
Số trang:
File: pdf


Toàn bộ sách có 90 cục  cung cấp cho các bạn chơi cờ tướng những kiến thức sâu về thế trận "Ngũ bát pháo đối bình phong mã" đã được các bậc đại kỳ sư và những nhà chuyên môn dày công nghiên cứu.

Download:
Tập 1
Tập 2
Toàn tập

Nguồn: Nó và Tôi

Bình phong mã đối ngũ cửu pháo (Full 2 tập)

Tên sách: Bình phong mã đối Ngũ cửu pháo ( tập 1 & 2 )
Tác giả: 
NXB: Phụ bản Tạp Chí Người Chơi Cờ
Số trang:
File: Pdf


Quyển Ngũ cửu pháo đối bình phong mã gồm 90 cục đề cập đầy đủ các hình thái của loại bố cục này. 

Download: 

Nguồn: Nó Và Tôi

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Hướng dẫn đăng ký nick trên hychess.com

Đây là trang web có rất nhiều tài liệu, phần mềm học cờ Tướng chất lượng!

Đầu tiên các bạn phải có tài khoản gmail mới rồi vào trang: http://www.hychess.com/member.php?mod=register_ecsse-334&mobile=no   (Nên dùng google chrome dịch cả trang web cho dễ đăng ký)  như hình:
điền theo thứ tự:
1: tên đăng nhập
2: mật khẩu
3: nhập lại mật khẩu
4: gmail mới
5-6: nhà nước- thành phố
7: xác nhận Q & A
8: mã xác nhận
9: đồng ý
10: đệ trình 
(là có nick hychess rồi)

Chúc^^^^^^^^^^^^^^^Bạn^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^Thành^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^Công

《SW》Phần mềm cờ tướng trên điện thoại di động: 小棋圣 (Tiểu Kỳ Thánh)


小棋圣- Tiểu Kỳ Thánh



Giới thiệu:

Cờ mạnh, giàu tính năng điện thoại di động  dành cho Android phát hành. Tiểu Kỳ Thánh có các chức năng sau và các tính năng: 1, giàu âm thanh chức năng chơi phổ. hỗ trợ điện thoại và thẻ nhớ Danh mục của tất cả các văn bản, PGN, xqf , mxq , ccm , che , CBL ( 2.x) , zip, chm, ...: xem, chỉnh sửa, lưu và xóa.

Download: 小棋圣_2.3.apk

Link download phụ

Sưu Tầm

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Tượng kỳ tiền phong



Tên sách: Tượng Kỳ Tiền Phong
Tác giả: Vương gia Lương
Nhà xuất bản: Thể dục thể thao
File: Pdf

------------------------------------------------


Vương Gia Lương người Sơn Đông - Hoàng Huyện (Trung Quốc), là một danh kỳ nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Sở trường của ông là chuyên sử dụng Trung Pháo Quá Hàn Xe thế công rất mãnh liệt. Vào những năm 1956, 1957 và 1959 khi tham dự các giải đấu toàn Trung Quốc ông đều đạt được ngôi vị Á quân. Đến năm 1980, tại Giải Cúp Đồng đội châu Á lần thứ nhất, ông là kỳ thủ chủ lực của đội tuyển Trung Quốc và đã thi đấu rất thành công, góp phần lớn giành chức Vô địch về cho đội Trung Quốc, ông được kỳ giới đặt cho biệt danh là Đông Bắc Hổ.
Năm 1982, được phong Trung Quốc Tượng Kỳ Đại Sư và đến năm 1984, trở thành Trung Quốc Đặc Cấp Đại Kỳ Sư, Vương Gia Lương có nhiều môn đệ rất nổi tiếng, đặc biệt là kỳ thủ lừng danh đương đại Triệu Quốc Vinh - danh hiệu Tiểu Đông Bắc Hổ - từng đoạt chức vô địch toàn Trung Quốc....

MỤC LỤC:

Phần thứ nhất: Đương đầu pháo tấn thất binh đối bình phong mã
Phần thứ hai: Những ván cờ minh họa (10 ván)
Phần thứ ba: Danh thủ đối cuộc tuyển (30 ván)

Download:

Bản 1996


Bản 2010


Nguồn: Nó và Tôi

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

學奕棋 • Học dịch kỳ • Học đánh cờ (Hồ Chí Minh)

學奕棋 • Học dịch kỳ • Học đánh cờ

Bài thơ "Học Đánh Cờ" của Bác Hồ là một bài thơ nằm trong tập "Ngục trung Nhật Ký" hay còn gọi là Nhật ký trong tù (nguyên văn chữ Hán: 獄中日記 - Hán-Việt: Ngục trung nhật ký), một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập thơ được viết trong quá trình Bác bị bắt và giam trong các nhà tù của Quốc dân Đảng (viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943) khi người sang hội đàm với các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc.




學奕棋

閑坐無聊學奕棋 
千兵萬馬共驅馳 
進攻退守應神速 
高才疾足先得之 

眼光應大心應細 
堅決時時要進攻 
錯路雙車也沒用 
逢時一卒可成功 

雙方勢力本平均 
勝利終須屬一人 
攻守運籌無漏著 
才稱英勇大將軍

Hán Việt

Học dịch kỳ

Nhàn tọa vô liêu học dịch kỳ 
Thiên binh vạn mã cộng khu trì; 
Tấn công thoái thủ ưng thần tốc, 
Cao tài tật túc tiên đắc chi. 

Nhãn quang ưng đại tâm ưng tế 
Kiên quyết thời thời yếu tấn công 
Thác lộ song xa dã một dụng 
Phùng thời nhất tốt khả thành công? 

Song phương thế lực bản bình quân 
Thắng lợi chung tu thuộc nhất nhân; 
Công thủ vận trù vô lậu trước, 
Tài xưng anh dũng đại tướng quân.

Dịch thơ

Học đánh cờ

Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi, 
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài; 
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người. 

Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, 
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công; 
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí, 
Gặp thời, một tốt cũng thành công. 

Vốn trước hai bên ngang thế lực, 
Mà sau thắng lợi một bên giành; 
Tấn công, phòng thủ không sơ hở, 
Đại tướng anh hùng mới xứng danh.

Nguồn sưu tầm

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Hồ Nhai Tập




Tên sách: Hồ nhai tập tượng kỳ phổ (những thế cờ giang hồ chọn lọc)
Tác giả : Chu Hạc Châu
Người dịch : Đặng Bình
Nhà xuất bản : NXB Thể Dục Thể Thao
Số trang : 271
File : pdf
--------------------------------------------------------------------------

Hồ Nhai Tập Tượng Kỳ Phổ là bản sao cổ duy nhất về cờ tướng ở Trung Quốc hiện nay.

Trong sách có 57 cục, nội dung bao gồm các thế cờ giang hồ là chính, có đủ đại, trung, tiểu hình, có rất nhiều khả năng là bản lưu truyền của kỳ thú cờ tướng trong dân gian.

Đọc quyển sách này không những đã có thể nắm được sự ảo diệu và hứng thú trong việc đánh cờ, mà còn có thể nâng cao năng lực công, thủ trong cờ tướng. Đáy là một tập sách đã được đính chủ kỹ càng và có giá trị.

 Download

- Nguồn: cotuongnovatoi -

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Phép Vận Lực Sinh Thế (Tinh Hoa Chiến Thuật Tượng Kỳ)

Tên sách: Tinh Hoa Chiến Thuật Tượng Kỳ: Phép Vận Lực Sinh Thế

Tác giả: Đông A Sáng

Số trang: 136
File: PDF









Phép đánh cờ thường coi trọng thế hơn lực, mưu kế hơn là sức mạnh, khi cần bỏ lực lấy thế. Củng cố phát triển thế, lực, cường kiện quân cờ, khai thác được thuận thế thì thế trận vững vàng, hoàn hảo.
Quân cờ mạnh nhất là Xa, nhưng khi Xa rơi vào chỗ tù hãm, đất hiểm, lui tới khó khăn, bị vây bắt không đường tháo chạy thì sức cùng lực kiệt. Quân cờ yếu hơn Xa là Mã, nếu tự do như bay nhảy trên mây, uy phong tỏa tám hướng, lui bắt quân, tới sát Tướng, quân yếu đã trở thành mạnh.
Sức mạnh của các quân cờ, phát triển thế lực và tâm lí giao đấu là những kinh nghiệm quý của các bậc kì vương, danh thủ được hệ thống lại, viết thành sách. Tác giả sưu tầm, biên soạn để giới thiệu các bạn.
Chúc các bạn ung dung ngồi vào bàn cờ, những quân cờ sống hết mình, sôi nổi, trọn vẹn dưới ngón tay kì diệu của bạn.

Download


Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Hồ Vinh Hoa tượng kỳ nhân sinh

Hồ Vinh Hoa (giản thể: 胡荣华, bính âm: Hú Róng Huá), sinh 1945 tại Thượng Hải, là một kỳ thủ cờ tướng Trung Quốc. Ông đã 14 lần vô địch cờ tướng toàn Trung Quốc.



HỒ VINH HOA TƯỢNG KỲ NHÂN SINH




TÁC GIẢ: THỪA CHÍ
NHÀ XUẤT BẢN: TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI
LƯỢC DỊCH VÀ PHÓNG TÁC: k400201@dichnhac.com; willyphanvy
 FILE PDF: NGUYỄN THANH HIỆP
Download: Hồ vinh Hoa Tượng Kỳ Nhân Sinh.PDF
Xem onlineHoặc

 Quyển này có lẽ là quyển đầy đủ nhất về Hồ Vinh Hoa từ khi ông còn nhỏ cho tới khi thành danh!.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Đời người như ván cờ, quân tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc

Khi đọc sách thỉnh thoảng các bạn thấy một câu thế này “Đời người như ván cờ, đi sai một bước, cả ván đều thua.”

Tuy nhiên, quan sát ván cờ cuộc đời, có những lúc khiến người ta do dự không quyết được, sau khi đã đặt quân cờ xuống bàn cờ thì cho dù là thắng thua ra sao, đều không thể đi lại được nữa.

Tục ngữ nói: “người đứng xem luôn tỉnh táo”. Trong lúc người khác chơi cờ, tôi không thích bình phẩm nước cờ, mà chỉ thích xem thi đấu. Vì xem thi đấu chỉ là quan sát, bất luận đôi bên ai thắng ai thua, tâm cảnh của tôi cũng không nằm ở trong đó, nó đã sớm vượt ra ngoài thắng thua rồi. Xem thi đấu, luôn có thể nhìn ra được triết lý nhân sinh mà trong đời sống không dễ dàng phát giác được, những đạo lý đó đều có thể khai ngộ ra trí tuệ nhân sinh hiếm có.

Ví dụ, trong một ván cờ, binh tốt chắc chắn sẽ chết trước. Là vì không chỉ do vị trí của nó đứng ở ngay hàng trên cùng nhất, còn vì quy tắc quy định những quân cờ khác sau khi quá hà (qua sông) còn có thể tụt lùi về phía sau, binh tốt sau khi quá hà thì không được tụt lùi về phía sau nữa, cho dù gặp phải quân địch lớn mạnh ra sao, cũng chỉ có thể dũng cảm tiến về phía trước. Do vì nguyên nhân này, tuy số quân của binh tốt là nhiều nhất, nhưng binh tốt có thể sống sót đến phút cuối thì lại rất ít.


Kỳ thủ đấu cờ, đều vô cùng trân quý các quân cờ “xe- pháo-mã” của mình, còn về sự tổn thất của binh tốt thì lại không bận tâm. Nào biết rằng đấu đến lúc tàn cuộc, một binh một tốt mới là mối chốt quan trọng để giành thắng lợi, quân tốt tuy yếu kém nhưng lại có thể khắc được tướng già, trong một số tàn cuộc thì 2 quân tốt còn mạnh hơn quân xe.

 Quân xe tuy có thể phi nước đại khắp bàn cờ, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vài nước đi, và nó cũng không thể quay vòng tiến quân. Người chơi sử dụng quân xe chém giết mạnh bạo, luôn bị thiếu hụt sức mạnh về sau; kỳ thủ lợi dụng mã và pháo hỗ trợ tấn công, cờ nghệ có cao hơn một bậc, ngang dọc bắt chéo nhau, từng bước ép chết, luôn làm cho đối thủ chỉ còn sức đổi quân với nhau, mà không còn sức đánh trả lại.

Kỳ thủ cao minh nhất là biết tận dụng sức mạnh của binh tốt, bởi vì quân cờ tung hoành ngang dọc, khắc chế quân địch để giành thắng lợi trong rất nhiều màn tàn cuộc, rất có thể là một quân tốt nhỏ không được xem trọng. Sinh mạng vốn dĩ không có sự phân biệt nặng nhẹ sang hèn, chỉ cần đặt quân tốt vào đúng vị trí thích hợp, trong giờ phút quyết định có thể là quân yếu nuốt chửng quân mạnh, một nước chiếu tướng giành thắng lợi. Vì vậy, tôi thường nghĩ rằng tính quan trọng của mỗi quân cờ đều giống nhau, quan trọng là do kỳ thủ đặt nó vào vị trí nào.

Trên đời này không có quân cờ nào là vô dụng cả, nhưng lại có vô số kỳ thủ bất tài không biết dùng cờ, tuy là một lòng muốn chiến thắng, nhưng lại vì tham lợi nhỏ mà không có tầm nhìn quan sát toàn cuộc, cuối cùng xé lẻ hết các quân cờ rồi đi vào con đường tự hủy diệt.




Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao? Nếu như mỗi ngày đều có thể duy trì một tâm thái ôn hòa, đã là người giành chiến thắng của cuộc đời rồi! Lúc tâm trạng bực tức, bất luận là chơi cờ, làm việc hay viết văn chương, đều có cảm giác không thể làm được theo ý muốn; tắm gió xuân nhìn trời cao, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể, thì đời người sẽ không còn trận đấu giữa người với người nữa, mà chỉ còn là tâm thái im lặng xem thi đấu mà thôi.

Tắm gió xuân nhìn trời trong, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể: hai câu này nói về một cảnh giới tương tối cao trong tâm, mượn hình ảnh của thiên nhiên để diễn đạt tâm thái ung dung tận hưởng những gì đang diễn ra trước mắt, hòa nhập tâm tư suy nghĩ với tự nhiên làm một, không phán xét và nhận định, để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất.

- Nguồn phununews.vn -

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Ý CẢNH NHÂN SANH VÀ TINH THẦN CỦA CON CHỐT



Chúng tôi nhận được bài sau đây do Đại sư Kính Nhân chuyển ngữ. Đọc rất hay và nhiều bài học ý nghĩa thâm thúy. Xin trân trọng giới thiệu cùng Bạn đọc.

Ý CẢNH NHÂN SANH VÀ TINH THẦN CỦA CON CHỐT.

Bài chuyên phỏng về Hứa Ngân Xuyên của nhà báo Mã Qua

Chúng tôi thường gặp Hứa Ngân Xuyên trong những dịp đấu giải, nhưng vì bận rộn nên ít có cơ hội ngồi lại đàm đạo. Có điều Anh là người Quảng Đông có thói quen ăn cháo khuya và tôi là dân viết lách quen thức đêm thế là chúng tôi lâu lâu cũng ngồi lại với nhau trong những đêm nhậu sương sương trong tiệm ăn khuya.

Tửu lượng Ngân Xuyên không cao nhưng chắc chắn hơn tôi. Phong cách đánh cờ và uống rượu của Anh thì trái ngược nhau. Lúc thi đấu chỉ cần có chút ưu thế Anh sẽ quần tới quần lui để tìm đường thắng, những khi thất thế Anh ngoan cuờng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ván cờ mang tính quyết định việc thắng thua của hai đội QĐ và BK hai ngày trước đó khi đụng Trương Cường, đó là  ván cờ vô phương cách cứu vãn, thế mà cuối cùng Anh đã thủ huề được. Nhưng khi uống rượu , Anh chỉ thích nhâm nhi chút chút, thấy đủ là ngưng. Anh cho rằng uống rượu là một phương thức điều chỉnh thân tâm để giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, quá chén chỉ hại cho sức khoẻ. Mọi người trong đội đều biết trong những bữa tiệc, rượu uống nửa chừng là Anh bắt đầu rút lui; đôi lúc gặp gia chủ quá nhiệt tình , nể mặt Anh đành phải tuỳ thuận chúng sanh, nhưng truờng hợp này rất ít khi xảy ra.

Tiếp xúc nhiều với Ngân Xuyên rồi mới biết giữa chúng tôi có nhiều sở thích giống nhau, chẳng hạn như Thư pháp, Hội hoạ, Văn học  và cả Triết học nữa. Chúng tôi đã từng đứng hàng giờ trước một bức tiểu phẩm Thanh Minh ở hành lang một khách sạn mà đàm luận; hoặc cùng thảo luận Triết học trong khi đi dạo mát. Phương thức giao lưu chính của chúng tôi là vừa nhâm nhi vừa đàm đạo,  chuyện xưa chuyện nay, trên trời duới đất đều là đề tài tốt để chúng tôi thả hồn bay luợn trong đó. Nhớ mùa Đông năm ngoái ở Thừa Đức, đơn vị chủ nhà tổ chức một buổi giao lưu giữa kỳ thủ và các nhà Thư pháp và Hội hoạ, Ngân Xuyên và tôi đến dự, chúng tôi đứng lặng lẻ thưởng lãm, nghiền ngẫm, trao đổi sự cảm nhận và lĩnh hội cá nhân với nhau. Tôi biết công lực về thư pháp của Ngân Xuyên rất thâm hậu, xúi Anh lên ” biểu diễn” cho bà con xem. Ngân Xuyên nói : “Tôi phải uống chút rượu vô thì mới viết có hồn được , thiếu rượu thì linh khí đặc có của thư pháp sẽ không dễ toát ra.”


Thật thú vị khi đuợc tiếp chuyện với Anh , tôi mừng như tìm được một đối thủ ngang cơ. Chẳng hạn có lúc Anh buột miệng ngâm một câu thơ cổ, tôi ngâm liền câu tiếp. Đôi khi gặp cảnh khế hợp với câu thơ nào đó tôi liền thốt ra và Ngân Xuyên vui vẻ đọc tiếp, mỗi người một câu đọc hết cả bài mới thôi.

Hôm nọ hai nguời gặp nhau ở truớc thang máy, vì đội Giang Tô vừa thắng trận, Ngân Xuyên cười nói :

” Giang Đông tử đệ đa tài tuấn”

Tôi cười và tiếp:

” Quyển thổ trùng lai vị khả tri “

Nhưng cũng có những lúc chính tự tôi lầm lẫn. Hôm ấy hai anh em ăn khuya trong một quán rượu nhỏ, có lẽ xúc cảnh sanh tình Anh ra chiều suy nghĩ, ngâm câu Thơ Đường:

“Phong suy liễu hoa mãn điếm hương”

Tôi ngâm tiếp:

–  “Ngô cơ áp tửu KHUYẾN khách thưởng “

Ngân Xuyên sửa lưng liền:

–  ” Ngô cơ áp tửu HOÁN khách thưởng ” mới đúng, vừa nói vừa chấm rượu viết lại chữ Hoán lên bàn.

Tôi cố cãi và cười: “Sao tôi nhớ là chữ “Khuyến” mà, nghĩa là “khuyên” khách nhâm nhi rượu ngon.”

Ngân Xuyên cũng không để tâm, cảm khái nói : “Tôi thích nhất câu đầu : “Gió thoáng qua tiệm tỏa ngát hương thơm mùi bông liễu ” hàm súc một ý nghĩa thật sâu sắc, dư âm không dứt khiến nguời ta suy ngẫm mãi không thôi. Anh Mã Qua à, theo Anh thì đây là mùi thơm gì đây? Thơm rượu ? Ngát thơm tươi mát của mùi bông liễu hay là xạ hương trinh nữ của người đẹp đất Ngô? Tôi nghĩ đó là mùi thơm tổng hợp , là một cảm giác tâm trạng tươi vui của thi nhân.. Dùng chữ “thơm” để diễn tả tâm trạng vui xem ra hơi thấp tục, nhưng trong tục lại toát lên sự thanh nhã, hoá hủ lậu ra thần kỳ. Cảnh giới tư tưởng, tình cảm và phong cách biểu hiện trong câu thơ đẹp làm sao ấy!  Làm thơ, đánh cờ cũng như đối nhân xử thế đều cần có chiều sâu của cảnh giới như vậy”.

Tôi thừa cơ hỏi:

-” Thế nào là quan niệm về cảnh giới của đánh cờ và cách xử thế ?” Ngân Xuyên nói liền không suy nghĩ:

-“Cảnh giới đánh cờ là cầu đạo, ngộ đạo. Chuyện thắng thua không đáng để tâm, ta dồn hết tâm trí vào việc tìm cầu chiều sâu trong cuộc cờ. Thầy Lý Lai Quần từng nói:. ” Cờ tướng không phải chỉ thuần là môn nghệ thuật đấu trí,  đúng hơn còn là một “dạng” văn hoá nữa. Tôi hoàn toàn đồng ý với Anh ta. Lần trước khi đọc bài phỏng vấn Lý Lai Quần của Anh, tôi rất vui và có nhiều cảm xúc. Tôi SMS cho Anh , nói lên cái cảm xúc của mình. Những quan điểm của Lý cũng chính là những điều tôi muốn nói, là những tâm tư tận đáy lòng của các kỳ thủ chuyên nghiệp.”

Nói đến đây, Ngân Xuyên bỗng cười:

-“Có những lúc đang thi đấu, chợt nhớ đến một bài thơ cổ nào đó thế là tôi bắt đầu nghiền ngẫm, càng nghiền ngẫm càng thấy hay. Đối thủ cũng không biết tôi đang nghĩ gì, hì hì, xấu hổ! xấu hổ! “

-“Thế là Anh đang đánh cờ mà lại lo ra rồi!” Anh tiếp:

-“Kỳ thủ chuyên nghiệp như chúng tôi khi đấu giải thì bằng mọi cách phải tranh thắng, nhưng bản chất cờ tướng mang tính hài hoà, trong cờ tướng thể hiện tư tưởng của Nho gia hoặc có thể nói là quan điểm Triết học. Tôi nghĩ rằng người xưa khi phát minh cờ tướng ,không phải chỉ để con cháu sau này thi đấu tranh thắng mà là thông qua việc chơi cờ để chúng ta thể nghiệm và  cảm ngộ nhân sinh, sẽ giúp ích ta nhiều trong cuộc sống như công việc, hôn nhân, gia đình…Cờ tướng thực là một quyển ” Vô Tự Thiên Thư” nhưng lại bao hàm tất cả Triết lý tổng hợp trong cuộc sống”


Tôi đồng ý:

-“Vâng! Chỉ có người có lòng mới đọc hiểu được. Vậy còn ý cảnh nhân sinh là thế nào đây?”

– “Là sự ban cho mà không nhận lãnh. Là những kỳ thủ chuyên nghiệp, chúng tôi có thể làm được những việc có hiệu quả và tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn so với kỳ hữu bình thường. Chúng tôi mang trong nguời một sứ mạng là vừa phải đánh những ván cờ có chất lượng đồng thời có trách nhiệm hoằn dương, đẩy mạnh sự phát triển cờ tướng, để người ta có cái nhìn chính diện đúng đắn về cờ…Những việc làm này là ban cho, bỏ ra chứ không có hồi báo, nhưng chúng tôi đã làm và dốc toàn lực không ngừng làm”.

Chúng tôi cụng ly, Ngân Xuyên đang cao hứng uống cạn và tiếp:

– ” Tôi chẳng qua đóng vai một con Chốt tí hon trong bàn cờ lớn này mà thôi, không phải khiêm nhượng mà đó là cảm thọ chân thật của tôi. Làm con Chốt qua sông là chuyện rất vinh quang , nhưng làm đúng vai trò Chốt thì không dễ tí nào. Tôi rất thích nghệ thuật, mọi nghành nghệ thuật, cũng từng muốn trở thành nhà văn, nhà báo, dùng cây viết trong tay bày tỏ nguyện vọng tâm tư của người dân thấp cổ bé miệng cũng như nói lên những sự bất bình trong cuộc đời, dương cao ngọn cờ chính nghĩa, đòi công lý xã hội, đó là sứ mạng thiêng liêng của nguời cầm bút. Tinh thần trách nhiệm và sứ mạng của một kỳ thủ cũng thế. Có thể chúng ta không sống đến ngày để nhìn thấy sự phồn vinh, hưng thịnh thật sự của cờ tướng , nhưng dầu sao chúng ta đã từng sống, từng làm, từng đóng góp tích cực trong đó…  tôi cho rằng đó đã là cái chân giá trị nhân sinh của mình rồi.

Rất ít khi thấy Ngân Xuyên xúc động như đêm nay, tấm lòng cởi mở tận tình thổ lộ tâm tích. Tôi cảm động quá nhất thời không biết nói gì. Tôi rót đầy ly cho Anh hỏi tiếp :

– “Tại sao nhất định làm con Chốt qua sông?”

-” Chốt quá hà luôn dũng mãnh tiến tới chứ không bao giờ thối lui, không tiếc hy sinh sinh mạng mình để mang lại thắng lợi toàn cuộc. Trong cuộc cờ Chú Chốt là dũng sĩ tiên phong, chỉ biết tiến tới!” Trong giây phút này, Ngân Xuyên không còn là con người e dè nữa , “Bản thân con Chốt đã hàm chứa cái tinh thần hiến thân cao đẹp. Mặc dù Chốt chỉ đi từng bước nhỏ, mỗi bước của quân cảm tử đều mang khí thế hiên ngang, hùng dũng. Việc phát triển, đẩy mạnh cờ tướng cần có nhiều con Chốt như thế, cần những tinh thần kiên định bước từng bước vững chắc như thế. Anh Mã Qua, chúng ta cùng làm những con Chốt nhé?” Ngân Xuyên quàng  tay qua vai tôi, tay kia nâng ly: ” Này! Chúng ta cùng cạn ly để chúc mừng mình thành con Chốt qua sông”!

Các bạn yêu cờ thân mến, bất kể bạn đến từ phương trời nào và đã làm được những gì trong việc đẩy mạnh phát triển cờ, nay ta hãy cùng làm những con Chốt quá hà, vì tượng lai cờ tướng, hãy cùng gánh vác sứ mạng cao cả này.

( Nguồn gdchess )


- Theo Australia Friendship Chess Association .

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Cách chơi Cờ Tướng dành cho người mới bắt đầu


Học chơi cờ tướng.pdf Link: https://drive.google.com/file/d/0BwFWTNtRbl01Q2o1TjZDU0NCZHc/view?usp=drivesdk01Q2o1TjZDU0NCZHc/view?usp=drivesdk

Được du nhập và phát triển ở Việt Nam từ rất lâu, Cờ Tướng từ ngàn xưa đã trở thành món ăn tinh thần với không chỉ những người trung tuổi, các bậc lão niên. Ngay cả các thanh niên, thậm chí trẻ nhỏ, nam nữ, hầu như không ai là không biết chơi, biết tới trò chơi trí tuệ này. Có lẽ, cũng chính vì tính phổ thông và được đam mê rộng rãi ở nhiều lứa tuổi như vậy mà Cờ Tướng đã được phát triển thành một môn thể thao. Cùng với thời gian, Chinese Chess đã xuất hiện trên các thiết bị khoa học công nghệ, với tên gọi "Cờ Tướng online".


Từ những bàn cờ đá thuở ban đầu, cho tới những "kỳ đài vỉa hè" hay những cuộc thi đấu mang tầm cỡ, Cờ Tướng đã cho thấy sự phát triển của mình ngay trên chình những máy tính, iPad, hay smartphone. Người chơi có thể chơi online, cũng có thể tập chơi Cờ Tướng nếu là người mới bắt đầu, tất cả đều xuất phát từ tình cảm và niềm đam mê với bộ môn này.


Cờ Tướng cơ bản cho người mới


Nếu bạn là người cũng có chung sở thích ấy, nhưng lại ngại ra ngoài học, cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thế nào, hãy tham khảo qua bài viết sau đây:

Trước hết, người mới chơi cần nắm vững được về hình dáng, tên gọi, vị trí, cách di chuyển, các nước cản cũng như ăn quân của đối phương, cách phân định thắng thua mỗi trận đấu.
Biết phân tích chiến thuật, xem tại sao đối thủ đi nước đó, và mình nên di chuyển quân cờ nào, ra sao.
Nắm được sự kết hợp giữa các quân cờ, các thế cờ, các thế cờ khắc nhau sẽ có hiệu quả ra sao.
Học các thế cờ cơ bản, các cách chiếu bí, chiếu hết và các cách đánh khi cờ tàn.
Trong số các điều trên, có những ý kiến cho rằng, điều quan trọng số một ngoài việc nhận mặt quân và di chuyển, đó là các thế, cách chơi khi cờ tàn. Cờ tàn nghĩa là khi ván cờ chơi về cuối, cả hai bên đều có những thiệt hại nhất định về quân số, thế trận. Họ cho rằng, khi khai cuộc mỗi nước đi đều chỉ là tương đối, các nước sau sẽ bổ trợ, khắc phục lại lỗi lầm của nước đi trước, có thể tùy cơ ứng biến. Đến khi cờ tàn, sự nguy hiểm tăng lên và mỗi cơ hội đều có giá trị như một chiến thắng, vì vậy, thế trận, cách chơi khi cờ tàn là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, khi khai cuộc mà dùng những nước đánh "thấp", thì sẽ đánh mất lợi thế và khi không kịp triển khai thế trận, thì sẽ dễ bị áp đảo, dẫn tới trung cuộc bị lép vế, và tàn cuộc khó có thể cầm cự.


Điểm đặc biệt ở Cờ Tướng, đây không phải là trò chơi có thể hướng dẫn ai đó chơi một cách sách vở hay cố định, bởi đây là trò chơi mang tính trí tuệ. Nghĩa là mỗi người chơi có những cách chơi riêng, cách đánh riêng thể hiện phong thái và tính cách cũng như lối chơi của riêng họ. Thực tế, có rất nhiều giáo án, tài liệu, sách, hình ảnh hay thậm chí là video hướng dẫn chơi Cờ Tướng, nhưng thiết nghĩ, điều đó có cần thiết? Khi người chơi đã thành thạo các điều cơ bản, họ có thể, nên chơi theo cách riêng của mình, bởi mọi thứ lúc này, chỉ còn mang tính tham khảo, nâng cao. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, có thể đưa những nước cờ cơ bản mà người chơi cần hiểu và nắm được rõ sau đây:

Bắt quân (ăn): Một trong hai người chơi sử dụng quân cờ bất kỳ của mình tạo ra sự uy hiếp (có khả năng ăn) với quân cờ khác của đối phương. Sử dụng trong tấn công, tạo thế trận cho mình.


Nước cản: Sử dụng quân cờ của mình, ngăn chặn sự di chuyển, tấn công của quân cờ (thế cờ) đối phương. Thường sử dụng trong phòng thủ.




Nước chiếu: Mục đích và kết quả của một ván cờ chỉ được xác định khi quân Tướng của một trong hai bên bị bắt (ăn). Nước cờ này xuất hiện khi một trong hai người chơi tạo được sự uy hiếp lên quân Tướng của đối phương, có khả năng ăn Tướng của họ nếu người chơi kia không chống đỡ. Đây là nước cờ cực kỳ hiệu quả nhằm đánh lạc hướng hoặc ép đối phương hy sinh quân cờ khác để chống đỡ.


Nước chống chiếu: Là nước đi của người có quân Tướng bị uy hiếp và buộc phải di chuyển Tướng tới vị trí khác, hoặc sử dụng quân cờ khác để đối phương không thể bắt Tướng của mình ở nước tiếp theo ngay sau đó.


Gác Sỹ (Tượng) che mặt Tướng để chống bị chiếu

Chiếu bí: Cũng là một nước chiếu, nhưng mức độ và khả năng uy hiếp, tạo ra sự nguy hiểm cao hơn. Chiếu bí có khả năng phân định thắng thua nhanh hơn và người chơi bị chiếu bí cũng khó thoát hơn.


Đánh đổi: Đây là cách đánh mà theo nhiều người cho rằng khá tiêu cực. Người chơi hai bên để cho nhau ăn những quân cờ (ngang nhau, hoặc chênh lệch nhau về sức mạnh) của mình, từ đó giải tỏa thế trận hoặc thay đổi vị trí quân cờ để tạo ra nước đi tiếp theo. Có những ván cờ đánh đổi quân cờ ngang hàng về giá trị, số lượng. Cũng có những ván đánh đổi một quân lấy 2, 3 quân khác của đối phương. Thường sử dụng khi cờ bí, muốn phá thế phòng thủ của đối phương, hoặc tạo ra nước đi có mục đích vào nước chiếu.
Truy đuổi (lùa): Là cách dùng quân cờ cơ động hơn, mạnh hơn để bám sát, đuổi theo quân cờ khác của đối phương, nhằm tạo sự khó chịu trong tâm lý đối phương, chờ sai sót để dồn quân cờ ấy vào thế bí, hoặc không tập trung được vào mục đích thật sự.

Chúc các bạn có những giây phút giải trí vui vẻ!

- Nguồn  download.com.vn -